Theo phóng viên TTXVN tại London, triển lãm hàng không quốc tế Farnborough International Airshow 2022 (FIA 2022), diễn ra từ ngày 18-22/7 tại sân bay Farnborough, đã thu hút được sự chú ý đặc biệt của giới hàng không dân dụng và quân sự.
Sau 4 năm tạm dừng do dịch COVID-19, triển lãm lần này trở lại với sự tham gia của trên 1.500 doanh nghiệp và đại diện của 96 quốc gia cũng như dự kiến đón khoảng 80.000 khách tham quan từ khắp thế giới, để chứng kiến những phát triển mới nhất và các xu hướng tiên phong trong lĩnh vực hàng không. Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tá Lê Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm Tổng cục công nghiệp quốc phòng làm trưởng đoàn tham dự triển lãm theo lời mời của Bộ Quốc phòng Anh và Ban Tổ chức FIA 2022.
FIA là một trong những triển lãm hàng không lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần, nằm dưới sự bảo trợ của chính phủ Anh và Bộ Quốc phòng Anh, là nơi để các doanh nghiệp hàng không hàng đầu thế giới triển lãm và trình diễn các sản phẩm cũng như công nghệ hàng không tiên tiến nhất thế giới.
Theo Ban Tổ chức FIA, triển lãm FIA 2018 đã chứng kiến các hợp đồng thương mại hàng không với tổng trị giá lên đến 192 tỉ USD, tăng gần gấp đôi với FIA 2016. Sau 4 năm bị trì hoãn do dịch COVID-19, triển lãm FIA 2022, với sự tham gia của đông đảo hơn các doanh nghiệp và đại diện các quốc gia, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho ngành hàng không.
Triển lãm FIA bao gồm các hoạt động chính như: trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng không tiên tiến nhất; tổ chức các hội thảo chuyên đề; tổ chức các cuộc gặp gỡ bên lề triển lãm nhằm trao đổi giữa các nhà sản xuất với người sử dụng cũng như tiềm kiếm các cơ hội hợp tác thương mại.
Bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm với các tính năng mới, triển lãm FIA2022 cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các doanh nghiệp vào các công nghệ xanh mới, hướng đến thay thế các động cơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch bằng các các động cơ lai và động cơ điện, nhằm đạt mục tiêu “máy bay không phát thải” (jet-zero), góp phần giải quyết các thách thức mà biến đổi khí hậu gây ra cho thế giới. Hiện ngành công nghiệp hàng không đang phải đối mặt với thách thức đạt được cam kết mức phát thải ròng bằng không (net-zero) vào năm 2050.
Tại triển lãm, các hãng sản xuất đã giới thiệu và trưng bày các máy bay trực thăng chở khách sử dụng động cơ điện (eVTOL), với phạm vi hoạt động khoảng 165km, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào nửa cuối thập kỷ này và được coi là taxi bay của tương lai. Trong đó, công ty Supernal Aerospace giới thiệu nguyên mẫu máy bay SA1 – gồm một phi công và bốn hành khách, được trang bị động cơ điện – dự kiến sẽ đưa vào sản xuất từ năm 2025 và hoạt động vào năm 2028. Hãng Airbus cũng giới thiệu nguyên mẫu máy bay CityAirbus eVTOL với kế hoạch đặt trụ sở hoạt động tại sân bay Munich. Theo các chuyên gia, eVTOL sẽ là thị trường hấp dẫn, trị giá 100 tỷ bảng Anh vào năm 2040, và ước tính sẽ có 100.000 xe hoạt động chở 800 triệu hành khách mỗi năm. Trong ngắn hạn, ước tính sẽ có 2.800 chiếc trên bầu trời vào năm 2030.
Ngoài ra, hãng sản xuất động cơ máy bay của Mỹ Pratt & Whitney cho biết đang nghiên cứu các công nghệ động cơ lai (hybrid) cho các máy bay loại nhỏ nhằm mục tiêu giảm 30% lượng nhiên liệu đốt và lượng khí thải CO2, và sẽ hướng đến áp dụng công nghệ này cho các máy bay thương mại thân lớn.
Sau 4 năm tạm dừng do dịch COVID-19, triển lãm lần này trở lại với sự tham gia của trên 1.500 doanh nghiệp và đại diện của 96 quốc gia cũng như dự kiến đón khoảng 80.000 khách tham quan từ khắp thế giới, để chứng kiến những phát triển mới nhất và các xu hướng tiên phong trong lĩnh vực hàng không. Đoàn đại biểu Bộ Quốc phòng Việt Nam do Đại tá Lê Quang Tuyến, Phó Chủ nhiệm Tổng cục công nghiệp quốc phòng làm trưởng đoàn tham dự triển lãm theo lời mời của Bộ Quốc phòng Anh và Ban Tổ chức FIA 2022.
FIA là một trong những triển lãm hàng không lớn nhất thế giới, được tổ chức hai năm một lần, nằm dưới sự bảo trợ của chính phủ Anh và Bộ Quốc phòng Anh, là nơi để các doanh nghiệp hàng không hàng đầu thế giới triển lãm và trình diễn các sản phẩm cũng như công nghệ hàng không tiên tiến nhất thế giới.
Theo Ban Tổ chức FIA, triển lãm FIA 2018 đã chứng kiến các hợp đồng thương mại hàng không với tổng trị giá lên đến 192 tỉ USD, tăng gần gấp đôi với FIA 2016. Sau 4 năm bị trì hoãn do dịch COVID-19, triển lãm FIA 2022, với sự tham gia của đông đảo hơn các doanh nghiệp và đại diện các quốc gia, hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội hợp tác kinh doanh cho ngành hàng không.
Triển lãm FIA bao gồm các hoạt động chính như: trưng bày, giới thiệu sản phẩm hàng không tiên tiến nhất; tổ chức các hội thảo chuyên đề; tổ chức các cuộc gặp gỡ bên lề triển lãm nhằm trao đổi giữa các nhà sản xuất với người sử dụng cũng như tiềm kiếm các cơ hội hợp tác thương mại.
Bên cạnh việc giới thiệu các sản phẩm với các tính năng mới, triển lãm FIA2022 cũng thu hút sự chú ý đặc biệt của các doanh nghiệp vào các công nghệ xanh mới, hướng đến thay thế các động cơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch bằng các các động cơ lai và động cơ điện, nhằm đạt mục tiêu “máy bay không phát thải” (jet-zero), góp phần giải quyết các thách thức mà biến đổi khí hậu gây ra cho thế giới. Hiện ngành công nghiệp hàng không đang phải đối mặt với thách thức đạt được cam kết mức phát thải ròng bằng không (net-zero) vào năm 2050.
Tại triển lãm, các hãng sản xuất đã giới thiệu và trưng bày các máy bay trực thăng chở khách sử dụng động cơ điện (eVTOL), với phạm vi hoạt động khoảng 165km, dự kiến sẽ được đưa vào hoạt động vào nửa cuối thập kỷ này và được coi là taxi bay của tương lai. Trong đó, công ty Supernal Aerospace giới thiệu nguyên mẫu máy bay SA1 – gồm một phi công và bốn hành khách, được trang bị động cơ điện – dự kiến sẽ đưa vào sản xuất từ năm 2025 và hoạt động vào năm 2028. Hãng Airbus cũng giới thiệu nguyên mẫu máy bay CityAirbus eVTOL với kế hoạch đặt trụ sở hoạt động tại sân bay Munich. Theo các chuyên gia, eVTOL sẽ là thị trường hấp dẫn, trị giá 100 tỷ bảng Anh vào năm 2040, và ước tính sẽ có 100.000 xe hoạt động chở 800 triệu hành khách mỗi năm. Trong ngắn hạn, ước tính sẽ có 2.800 chiếc trên bầu trời vào năm 2030.
Ngoài ra, hãng sản xuất động cơ máy bay của Mỹ Pratt & Whitney cho biết đang nghiên cứu các công nghệ động cơ lai (hybrid) cho các máy bay loại nhỏ nhằm mục tiêu giảm 30% lượng nhiên liệu đốt và lượng khí thải CO2, và sẽ hướng đến áp dụng công nghệ này cho các máy bay thương mại thân lớn.
Đoàn Việt Nam tham dự triển lãm để tìm hiểu các công nghệ mới và học hỏi kinh nghiệm tổ chức triển lãm quốc phòng quốc tế, đồng thời vận động các doanh nghiệp công nghiệp quốc phòng quốc tế cùng các nước tham gia trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế lần thứ nhất tại Việt Nam, dự kiến được tổ chức vào tháng 12 tới.
Đoàn công tác đã tham dự các phiên hội thảo trong khuôn khổ triển lãm và tham quan gian hàng công nghiệp quốc phòng, cũng như tiếp xúc và gặp gỡ các cơ quan đối tác, doanh nghiệp quốc phòng các nước để kết hợp mời trưng bày tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2022.
Nguồn:baotintuc.vn
Tin tức gần đây:
- NHÀ MÁY Z117 DỰ LỄ TỔNG KẾT VÀ TRAO GIẢI HỘI THI SÁNG TẠO KỸ THUẬT TOÀN QUỐC LẦN THỨ 17
- NHÀ MÁY Z117 RA QUÂN HƯỞNG ỨNG PHONG TRÀO “TẾT TRỒNG CÂY ĐỜI ĐỜI NHỚ ƠN BÁC HỒ” XUÂN GIÁP THÌN 2024
- NHÀ MÁY Z117 ĐẨY MẠNH LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT CÁC MẶT HÀNG KINH TẾ
- HỘI THI “CÁN BỘ CÔNG ĐOÀN GIỎI” NHÀ MÁY Z117
- CHƯƠNG TRÌNH HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN NĂM 2024
- MÍT TINH CHÀO MỪNG NGÀY KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
- KHAI MẠC GIẢI BÓNG ĐÁ CHÀO MỪNG KỶ NIỆM 93 NĂM NGÀY THÀNH LẬP ĐOÀN TNCS HỒ CHÍ MINH
- HUẤN LUYỆN NGHIỆP VỤ VÀ THỰC HÀNH CHỮA CHÁY TẠI CÔNG TY TNHH MTV CƠ KHÍ 17
- NHÀ MÁY Z117 TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH BẢO ĐẢM AN TOÀN GIAO THÔNG NĂM 2024
- NHÀ MÁY Z117 ĐƯỢC TẶNG BẰNG KHEN CỦA CHỦ TỊCH LIÊN ĐOÀN THƯƠNG MẠI VÀ CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM